Hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2007
1. Về sản xuất nông nghiệp:
* Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng được 43.199 ha, sản lượng đạt 180.872 tấn. Trong đó: cây lúa gieo xạ được 38.439 ha, cây màu gieo trồng được 12.872 ha, còn lại là các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.
* Về chăn nuôi: Tính đến cuối năm 2007, toàn huyện có 81.120 con heo, 15.634 con bò, 117 con trâu, gia cầm có 580.000 con.

2. Về thủy sản: Tính đến cuối năm 2007, toàn huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản là 1.193,83 ha cá tôm các loại, với sản lượng thu hoạch đạt 15.285 tấn tôm, cá.

Nhìn chung, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mặc dù có tập trung chỉ đạo kịp thời khắc phục khó khăn, vận động nông dân áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật, tích cực chuyển đổi sản xuất, thay đổi giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao,...nhưng do thời tiết diễn biến không thuận lợi cho sản xuất, sâu bệnh phát triển phá hại trên diện tích cây trồng, nên năng xuất và sản lượng giảm so cùng kỳ.

3. Hệ thống thuỷ lợi và nước sạch:
* Về Thủy lợi: trên địa bàn huyện thời gian qua được trên quan tâm đầu tư khá nhiều và hoàn chỉnh đã hình thành được hệ thống các kênh trục dọc, ngang, kênh mương nội đồng, gần đây được Trung ương đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc chương trình Nam Măng thít đã giúp huyện chủ động tưới tiêu và ngăn mặn 14.967 ha đất trồng lúa cũng như phục vụ cho toàn bộ diện tích nông nghiệp.

* Về nước sạch: ở 02 thị trấn có 2 nhà máy cấp nước, các xã có 42 trạm cấp nuớc do Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng thế giới và chương trình 134/CP tài trợ, ngoài ra hiện nay toàn huyện có khoảng 14.000 giếng bơm tay do UNICEF tài trợ và nhân dân tự đóng, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch ở khu vực thành thị của huyện hiện nay là 97%.

4. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: 
Hiện nay toàn huyện có 651 cơ sở sản xuất TTCN. Giá trị sản xuất thực hiện đạt 188,700 tỷ đồng. Về đầu tư sản xuất công nghiệp, vừa qua đã thu hút Công ty TNHH giày da Mỹ Phong của Đài Loan, Công ty Trà Bắc phát triển, mở rộng sản xuất và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến cá tại thị trấn Cầu Quan, Nhà máy thức ăn thủy sản xã Tân Hùng,…Đã góp phần đáng kể trong việc tăng giá trị sản xuất và giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Nhìn chung, tuy có khó khăn về giá nguyên vật liệu và đầu ra của sản phẩm, nhưng giá trị sản xuất thực hiện vượt kế hoạch, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm mới hình thành như: giày da, thức ăn gia súc…, chế biến các sản phẩm từ cây dừa có cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp; nhiều sản phẩm khác đạt mức tăng trưởng khá như: chế biến thực phẩm, xay xát lương thực…

5. Thương mại – Dịch vụ:
Thực hiện ước đạt giá trị cả năm 350.5 tỷ đồng, đạt 101,59% kế hoạch, tăng 14,54% so với năm trước.
Để đẩy mạnh phát triển ngành Thương mại - Dịch vụ và tạo điều kiện thúc đẩy việc giao lưu hàng hóa ở khu vực nông thôn; huyện đã chỉ đạo tranh thủ các nguồn vốn thực hiện đầu tư và đưa vào sử dụng một số chợ hoạt động như: xã Hiếu Trung, xã Hùng Hòa, xã Tân Hòa; đã xây dựng mới và nâng cấp các chợ: xã Ngãi Hùng, mở rộng sân chợ xã Tân Hùng, ấp Lò Ngò (Hiếu Tử), ấp Cây Ổi (xã Tập Ngãi), xây dựng mới chợ xã Long Thới, nâng cấp sửa chữa chợ Tiểu Cần,… Đặc biệt ở các khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp mới hình thành đã phát triển thêm một số hộ dịch vụ.

Cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho 143 cơ sở, nâng tổng số có 1.079 hộ, với tổng vốn đầu tư trên 35,056 tỷ đồng. Nhìn chung, quy mô đăng ký của các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng so cùng kỳ, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt đối với nghĩa vụ nhà nước.

6. Về xây dựng cơ bản:
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn huyện ước đạt: trên 104 tỷ  đồng, trong đó vốn do huyện là chủ đầu tư trên 24 tỷ đồng. Bao gồm một số hạng mục công trình: Sân đường, hệ thống thoát nước, Nhà làm việc khối vận; san lấp mặt bằng đường vào trại giam và xây dựng nhà ở tập thể 40 chiến sỹ công an huyện (Dãy A); Trạm y tế Phú Cần; sân đường trạm y tế Hiếu Tử; nâng cấp sửa chữa bệnh viện huyện; xây dựng 03 phòng học và nhà vệ sinh Trường Tiểu học (Hiếu Tử A và Hiếu Tử C); xây dựng 10 phòng học xã Long Thới; 02 phòng học Trường Mẫu giáo xã Tân Hoà; xây dựng 03 phòng học và nhà vệ sinh Trường Tiểu học xã Ngãi Hùng; xây dựng Trụ sở Nhà làm việc Đảng ủy xã Hiếu Tử; Trụ sở làm việc công an, quân sự  xã Hiếu Tử và  xã Tân Hùng; xây dựng chốt công an huyện khu vực Công ty TNHH giày da Mỹ Phong; nâng cấp sửa chữa trụ sở làm việc cho Phòng Giáo dục huyện (Toà án cũ); xây dựng Đài truyền thanh huyện; khởi công xây dựng 10 phòng học Trung tâm giáo dục thường xuyên, mở rộng mặt bằng khu vực giày da Mỹ Phong giai đoạn 2 bằng 20 ha, giải phóng mặt bằng xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản (xã Tân Hùng), giải phóng mặt bằng xây dựng Nhà máy chế biến cá da trơn (thị trấn Cầu Quan), xây dựng 02 nhà bia ghi tên liệt sỹ ( xã Phú Cần và thị trấn Tiểu Cần).

7. Hệ thống giao thông vận tải:
* Đường bộ: hệ thống giao thông vận tải được phân bổ tương đối hợp lý. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trong huyện là 346,157 km, bao gồm: 34 km đường Quốc lộ (Quốc lộ 54 và 60), 9 km đường Tỉnh lộ, 25,97 km đường hương lộ, 274,23 km đường đal liên xã, ấp và đang thi công 2,957 km đường tránh Quốc lộ 60.

* Đường thủy: cũng như các huyện khác trong tỉnh, hệ thống kênh rạch của huyện Tiểu Cần chằng chịt, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách nội huyện cũng như với bên ngoài. Sông cặp sông Hậu chạy dài đến An Quảng Hữu trên dưới 15 km có thể lưu thông hàng hóa được từ 1.000 tấn trở lên, sông Cần Chông dài 18 km có thể lưu thông hàng hóa khoảng 500 tấn, đồng thời huyện đang xây dựng phà Cầu Quan (Tiểu Cần) - Đại Ngãi (Sóc Trăng) thuộc Quốc lộ 60.

8. Hệ thống cung cấp điện: lưới điện quốc gia đã phủ 11 xã - thị trấn, tính đến ngày 31/12/2008 huyện có 22.870 hộ sử dụng điện đạt 95,62% so tổng số hộ trên toàn huyện, tỷ lệ dùng điện cho sản xuất còn thấp, lưới điện hạ thế và trung thế phát triển tương đối nhanh.

9. Hệ thống liên lạc: hiện nay hệ thống thông tin liên lạc thông suốt tất cả các ấp, khóm của các xã, thị trấn. Toàn huyện có 11.236 máy, bình quân có 10,2 người/máy.

10. Về tín dụng ngân hàng
    - Tổng số nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện 75.000 triệu đồng. Tổng doanh số cho vay 241.000 triệu đồng (cho vay 12.800 hộ trong đó có 3.600 hộ Khmer). Tổng dư nợ 215.500 triệu đồng.
    - Ngân hàng chính sách xã hội, tổng nguồn vốn huy động 1 tỷ 200 triệu đồng. Tổng doanh số cho vay 41,746 triệu đồng (cho vay 8.535 hộ vay, trong đó có 2.750 hộ Khmer). Tổng dư nợ 54.423 triệu đồng.
    - Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, chi nhánh huyện Tiểu Cần: tổng nguồn vốn huy động 12 tỷ đồng, doanh số cho vay là 68 tỷ đồng, tổng dư nợ 43 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn 428 triệu đồng.
    - Tổng dự nợ của các tổ chức tín dụng còn trong nhân dân khoảng 300 tỷ đồng.
image advertisement

 

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 9
  • Hôm nay: 73
  • Trong tuần: 5 142
  • Tất cả: 7261175
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TIỂU CẦN
- Đơn vị quản lý: UBND huyện Tiểu Cần - Khóm 4, thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
- Chịu trách nhiệm chính:
1. Ông Lê Chí Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiểu Cần, Trưởng Ban Biên tập Trang thông tin điện tử
2. Ông Trương Văn Đoàn - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện, Phó Trưởng Ban Biên tập thường trực Trang thông tin điện tử
Điện thoại: 0294.3822070 - Fax: 0294.3612518. Email: tieucan@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "tieucan.travinh.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang