Tiểu Cần: Kiểm tra, theo dõi tình hình sâu bệnh trên cây trồng trước, trong và sau tết Nguyên đán năm 2023
          Ngành chuyên môn khuyến cáo bà con nông dân cần chủ động theo dõi tình hình phát triển của sâu, bệnh gây hại trên cây trồng để kịp thời thực hiện các biện pháp phòng trị đạt hiệu quả, tránh làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, gây thiệt hại về kinh tế và để bà con nông dân được yên tâm vui xuân, đón tết.

 

         Vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023, toàn huyện xuống giống được 10.608,1 hecta, hiện có hơn 8.600 hecta lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh; 2.008 hecta đòng - trổ. Qua kiểm tra thực tế ngoài đồng ruộng, bệnh đạo ôn có xuất hiện rải rác trên một số diện tích lúa, với tỷ lệ từ 5-10% và phổ biến trên các giống OM18, OM5451, OM4900..., có xuất hiện sâu cuốn lá nhưng với mật số thấp, cùng với đó hiện nay toàn huyện có hơn 30,7 hecta dừa đang cho trái bị nhiễm sâu đầu đen và gây hại.

Kiểm tra sâu, bệnh hại trên lúa

         Trước tình hình trên, ngành chuyên môn dự báo do tình hình thời tiết hiện nay xen kẽ giữa nắng nóng, sương mù kết hợp với mưa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Vì vậy khuyến cáo bà con nông dân cần chủ động thường xuyên thăm đồng và kiểm tra kỹ những nơi cây lúa phát triển tốt, nơi cuối nguồn nước, nơi dồn phèn, quan sát các lá bên trên, phát hiện sớm mầm bệnh và chú ý thêm một số đối tượng dịch hại khác như: Rầy nâu, chuột… gây hại cho cây lúa, kiểm tra những diện tích dừa lân cận và gần khu vực đã bị nhiễm sâu đầu đen để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời sâu, bệnh gây hại đạt hiệu quả cao.

         Trên cây lúa sử dụng một số thuốc đặc trị bệnh đạo ôn lúa như: Beam 75WP, Flash 800WG, Lany 75WP, BimUSA 800WP, Bump 650WP... có thể kết hợp với một số thuốc đặc trị vi khuẩn như: Physan 20SL, Lobo 8WP, Totan 200WP, Xantocin 40WP… Sau khi vết bệnh khô, cần bổ sung thêm một số phân bón kích thích ra rễ, phân bón qua lá nhằm tăng cường dinh dưỡng và giúp lúa mau phục hồi (Super Humic, Kahumate, Comcat,....). Khi phun thuốc phải tuân theo nguyên tắc “4 đúng”. Lượng nước phun cần phải đảm bảo đủ (từ 2-3 bình 16 lít/1.000 m2 (tương đương 02 bình máy/công) sử dụng bình phun áp suất mạnh. Nếu ruộng lúa bị bệnh cần cho nước vào xăm xắp mặt ruộng. Ruộng đang chớm xuất hiện vết chấm kim tuyệt đối không được tỉa dặm, ngưng bón phân đạm.

Phun thuốc hóa học để tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

         Đối với cây dừa nếu phát hiện có sâu đầu đen gây hại thì sử dụng một số thuốc đặc trị có nguồn gốc sinh học như: Emamectin 60 EC, Takumi 20WG, Fortox 50 EC, Actimax 50 EC... phun với liều lượng theo khuyến cáo trên nhãn bao bì và phun đủ lượng nước, phun mặt dưới của lá để thuốc tiếp xúc và tiêu diệt trứng, ấu trùng, nhộng, bướm sâu đầu đen được tốt hơn, hiệu quả đạt cao hơn.

         Đồng thời, bà con nông dân chủ động ngăn mặn, dự trữ nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất, khơi thông dòng chảy đảm bảo đủ nước tưới tiêu, bảo vệ tốt mùa vụ trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

 Tin, ảnh: Phú Thành

image advertisement

 

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 39
  • Hôm nay: 2512
  • Trong tuần: 39 190
  • Tất cả: 7217987
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN TIỂU CẦN
- Đơn vị quản lý: UBND huyện Tiểu Cần - Khóm 4, thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
- Chịu trách nhiệm chính:
1. Ông Lê Chí Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiểu Cần, Trưởng Ban Biên tập Trang thông tin điện tử
2. Ông Trương Văn Đoàn - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện, Phó Trưởng Ban Biên tập thường trực Trang thông tin điện tử
Điện thoại: 0294.3822070 - Fax: 0294.3612518. Email: tieucan@travinh.gov.vn
Ghi rõ nguồn "tieucan.travinh.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang